Hiện nay, các công ty xây dựng mọc lên rất nhiều, kèm theo đó là nhu cầu về đội xây tô… ngày càng phổ biến. Chính vì thế mà chất lượng của thợ xây ngày càng được đặt ra dấu hỏi rất lớn và được phân chia theo từng cấp bậc không giống nhau, thợ ốp lát, thợ xây tô, thợ đi chỉ phao… Điều này khiến cho các chủ nhà khó khăn hơn trong việc lựa chọn nhà thầu xây dựng cũng như việc giám sát chất lượng càng ngày càng trở lên quan trọng.
Ở bài viết này, Thanh Thảo sẽ cùng mọi người tìm hiểu thật kỹ về cách bố trí thép đà kiềng.
Khái niệm thép đà kiềng là gì?
Đà kiếng là những đoạn giằng bê tông cốt thép, nằm ở phía dưới nền nhà, tác dụng để chịu lực của tường xây và kết nối các cột lại với nhau. Đà kiềng thường được bố trị ở vị trí giữa cân cột và sẽ cao dài hơn móng.
Tùy theo từng quy mô, tính chất của mỗi công trình xây dựng mà số lượng thép, , kích thước đà kiềng sẽ được tính toán hợp lý trong quá trình đang thi công.
Cách bố trí thép đà kiềng
Để một cây đà kiềng đạt chuẩn các kỹ thuật thì dựa vào rất nhiều yếu tố, bố trí thép chịu lực, thép đai và thép tăng cường phải đúng vị trí và kỹ thuật ra cần đòi hỏi kỹ thuật đổ bê tông đúng.
Thương thì để thi công thuận tiện, chúng ta sẽ uu tiên chọn thép chịu lực có đường kính 20mm trở xuống, tuy nhiên vì phần móng và đà kiềng chịu lực rất lớn từ ngôi nhà, nên có thể tiết diện sẽ lớn hơn. Dưới đây là một số cách bố trí đường kính thép dọc mà bạn cần biết:
- Cột thép chịu lực của đường kính đà kiềng sẽ nằm trong khoảng từ 12 đến 25mm
- Tại đà chính bạn có thể lựa chọn cách bố trí thép theo đường kính lên 30mm
- Lưu ý, không nên lựa chọn loại đường kính lớn hơn 1 / 10 so với bề rộng đà kiềng
- Để tiện lợi trong quá trình thi công không nên sử dụng quá ba loại đường kính cốt thép chịu lực, mỗi đường kính chênh lệch nằm khoảng 2mm là vừa.
- Trong quá trình sắp xếp về cốt thép cần phải tuân thủ các quy định về khoảng hở bảo vệ cốt thép.
- Nếu chiều cao đà kiềng cao hơn hay bằng 700mm, thì cần phải có thép để gia cố bên hông, thông thường người ta chọn sắt có đường kính 12mm.
- Tại vị trí 2 đầu đà kiềng cần thép hổ trợ tăng cường và lượng thép đai cũng phải cần dày hơn.
Để có thể lựa chọn tiết diện cũng như cách bố trí cốt thép sao cho chính xác, chúng ta nên có và tuân thủ đúng theo bản vẽ thiết kế và tham khảo ý kiến các kỹ sư kết cấu. Ngoài ra một số Kỹ sư và nhà thầu công trình có thể tham khảo thêm bảng tra thông số cốt thép dưới đây:
Vai trò của đà kiềng
- Đà kiềng có vai trò khá quan trọng trong việc chống lệch móng và chống nún, đỡ các bức tường xây trong kết cấu của ngôi nhà.
- Đối với các công trình nhà phố, nhà liên kế thì ở xung quanh là nhà của các người khác, nên công trình thường sử dụng là móng băng hoặc móng cọc cừ tram, móng cọc bê tông. Khi đó giữa cột và cọc sẽ xuất hiện độ lệch tâm lớn thì đà kiềng sẽ chịu lực uốn của toàn bộ căn nhà thông qua những cột.
Ngoài ra, đà kiềng còn có tác dụng chính như sau:
- Định vị chân cột, giữ khoảng cách ổn định giữa chân cột khi thi công những phần trên của nhà như mái, sàn…
- Tham gia toàn bộ kết cấu của căn nhà, chịu ứng suất do công trình gây ra, hạn chế tình trạng lệch lún xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của móng nhà.
- Chịu tải trọng cho tường, vách hạn chế được tình trạng rạn nứt tường trong thời gian dài sử dụng công trình.
Ở nội dung bài viết trên chúng tôi đã giải mã một số thông tin liên quan tới cách bố trí đà kiềng cho quý vị, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ tới Thanh Thảo để được các chuyên gia tư vấn miễn phí !