Tiêu chuẩn kết cấu thép là gì?

Kết cấu thép là gì?

Kết cấu thép hay còn được gọi với cái tên kết cấu khung thép. Đây là một loại cấu trúc kim loại, có khả năng chịu lực rất mạnh, sử dụng tại các công trình xây dựng làm bằng thép, điển hình như các công trình có quy mô lớn.

Trong lĩnh vực xây dựng, kết cấu thép sừ dụng đa phần cho các công trình: Nhà máy nhiệt năng, nhà hàng, cơ sở hạ tầng, sân bay, trung tâm hội nghị,…

Tiêu chuẩn kết cấu thép được tạo ra từ nhiều thành phần hóa học khác nhau, nhằm phù hợp với kết cấu kỹ thuật của từng công trình. Tùy thuộc vào từng chi tiết, kỹ thuật áp dụng mỗi dự án hoặc công trình sẽ xuất hiện các hình dạng, kích cỡ đa dạng khác nhau. Trên thực tế, các dạng được phổ biết nhất đó chính là: Thép chữ C, thép góc, i-beam…

Phân loại các kết cấu thép

Trên thực tế kết cấu thẹp được chia ra làm các loại kết cấu khung thép như sau:

  • Cầu giàn – Cầu kiện dàn
  • Cầu treo
  • Cầu vòm
  • Kiến trúc vòm
  • Cấu trúc giàn – thanh hoặc dàn
  • Cầu cáp văng
  • Cầu dầm
  • Kết cấu dự ứng lược
  • Cấu trúc lưới: cấu trúc dạng mái vòm hoặc lưới
  • Cấu trúc khung: dầm và cột

Tổng hợp các tiêu chuẩn kết cấu thép của năm 2022

Hiện nay, tiêu chuẩn kết cấu thép của năm 2022 là tiêu chuẩn của quốc gia TCVN 5575: 2012, có nguồn gốc đến từ Nga SNIP II – 23-81.

TCVN 197:2002 – Kim loại – Phương pháp thử kéo.

TCVN 198:2008 – Kim loại – Phương pháp thử uốn.

TCVN 312:2007 – Kim loại – Phương pháp thử uốn va đập ở nhiệt độ thường.

TCVN 313:1985 – Kim loại – Phương pháp thử xoắn.

TCVN 1691:1975 – Mối hàn hồ quang điện tay. Kiểu – kích thước cơ bản.

TCVN 1765:1975 – Thép các bon kết cấu thông thường “Mác thép và yêu cầu kỹ thuật”

TCVN 1766:1975 – Thép các bon kết cấu chất lượng tốt “Mác thép và yêu cầu kỹ thuật”

TCVN 1916:1995 – Bu lông,vít, vít cấy và đai ốc “Yêu cầu kỹ thuật”

TCVN 2737:1995 – Tải trọng và tác động “Tiêu chuẩn thiết kế”

TCVN 3104:1979 – Thép kết cấu hợp kim thấp – Mác “yêu cầu kỹ thuật”

TCVN 3223:2000 – Que hàn điện dùng cho thép các bon thấp và thép hợp kim thấp “Ký hiệu, kích thước và yêu cầu kỹ thuật chung”

TCVN 3909:2000 – Que hàn điện dùng cho thép các bon thấp và thép hợp kim thấp “Phương pháp thử”

TCVN 5400:1991 – Mối hàn “Yêu cầu chung về lấy mẫu để thử cơ tính”

TCVN 5401:1991 – Mối hàn “Phương pháp thử uốn”

TCVN 5402:2010 – Mối hàn “Phương pháp thử uốn va đập”

TCVN 5709:2009 – Thép các bon cán nóng dùng làm kết cấu trong xây dựng “Yêu cầu kỹ thuật”

TCVN 6522:2008 – Thép tấm kết cấu cán nóng.

Áp dụng toàn bộ các phương pháp dưới dạng trạng thái giới hạn, phương pháp áp dụng dành cho hệ số an toàn như: hệ số tan toàn tải trọng, an toàn vật liệu và an toàn điều kiện làm việc.

TCVN 5575:2012 không chấp nhận tính biến dạng quá lớn của kết cấu, chú ý đến độ cứng, không chấp nhận tính biến dạng quá lớn của kết cấu.

Thí dụ: Chuyển vị ngang của cột khung, tuyệt đối không vượt quá 1/300 với nhà 1 tầng và 1/500 với nhà nhiều tầng. Hơn nữa, chuyển vị đứng của dầm chính là L-400.

– Cường độ dùng tính toán: Cường độ tiêu chuẩn hay còn gọi hệ số an toàn vật liệu (hệ số an toàn vật liệu = 1.05 – 1,15 tùy thuộc vào từng loại thép).

– Tải trọng tính toán = tải tiêu chuẩn * hệ số độ tin cậy về tải trọng (hệ số vượt tải). Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp có khá nhiều tải trọng tác dụng thì còn có hệ số giảm tải bởi các tác dụng của các tải trọng liên quan khác.

– Sử dụng thêm TCVN 2737:1995 để làm tải trọng tính toán dành cho kết cấu thép. Với tải trọng của gió thì cách đo tốc độ gió tương ứng là 3 giây, chu kỳ quay trong vòng 3 năm. Hệ số gió của nước ra tính theo áp lực của gió, chứ không tính theo vận tốc.

– Hệ số khí động xác định bởi kết quả áp lực mô hình trong ống khí động, vì thế áp dụng cho những cả vật thể hình khối.

Qua nội dung bài viết trên của Thanh Thảo chắc hẳn bạn đã nắm bắt được tiêu chuẩn kết cấu thép rồi chứ? Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ tới chúng tôi để được các chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn miễn phí!

Trả lời